a
THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
a
Vai trò cống hiến của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1920 - 1945

Vai trò cống hiến của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1920 - 1945

  • 02/03/2016

Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, Sinh ngày 19-05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gủi với nhân dân. Cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của người là nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Quê người ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, đây là vùng đất rất giàu truyền thống văn hóa, đấu tranh chống ngoại xâm. Từ thuở thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bốc lột đến cùng của dân tộc mình. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), người về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây người bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Khi vào Huế, người tận mắt nhìn thấy tội ác thực dân Pháp và thái độ bọn phong kiến nhà Nguyễn…Điều này đã thôi thúc người đi tìm đường cứu nước.

Với phương hướng và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra những mặt hạn chế của những bậc tiền bối đi trước.Chúng ta không thể dựa vào nước khác để giành lại độc lập cho nước mình và Nguyễn Tất Thành đã tự định ra cho mình một hướng đi mới. Năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương tây tìm đường cứu nước trên con tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.

"Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin,

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc,

Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi…"

                                         (Người đi tìm hình cứu nước –Chế Lan Viên)

Đoạn thơ trên đề cập đến sự kiện lần đầu tiên Bác Hồ đọc được bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của V.I. Lênin đăng trên báo L'Humannité của Pháp, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Trong đó, Lênin phê phán những sai lầm, nhấn mạnh sự đoàn kết quốc tế giữa những người cộng sản và nhân dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến vì quyền độc lập của dân tộc thuộc địa, quyền tự quyết dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã chăm chú đọc nhiều lần văn kiện này. Về sau, Người nói: "Trong luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao.! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin tưởng theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ш".

 Luận cương đã nêu ra và giải đáp những vấn đề lớn của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười, đó là những vấn đề cấp thiết và toàn diện- không chỉ về sự đoàn kết chung của nhân dân các thuộc địa và chính quốc mà còn vạch ra chiến lược cho cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết dân tộc, đặc biệt là phát huy sức mạnh liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến nhằm thực hiện cách mạng ruộng đất. Luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa đã nâng cao nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng của dân tộc mình cũng như các dân tộc bị áp bức khác. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận nhanh, sâu sắc, các quan điểm cơ bản của Luận cương vì Người có tình cảm với cách mạng và Xô Viết, có hiểu biết thực tiễn và lý luận ban đầu. Hơn nữa, Luận cương phù hợp và đáp ứng những tình cảm suy nghĩ, những hoài bão được ấp ủ từ lâu của Người và đang được trở thành hiện thực. Sau khi tiếp nhận tư tưởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tích cực hơn cho Đảng Xã hội háp gia nhập Quốc tế thứ Ш.

Tại Đại hôi của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặc trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Người cũng trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Người cũng đã sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa cùng một số người yêu nước khác ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, Người còn làm chủ nhiệm tờ báo Người cùng khổ, viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân,… đặc biệt là cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp nhằm vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh giải phóng.

Ngày 10-10-1923, Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế nông dân.Tại đây Người được Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân bàu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân, gòm 52 ủy viên. Sau đó, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng, ngày 1711923, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng, gồm 11 ủy viên. Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc được xác định là một chiến sĩ quốc tế xuất sắc, được giao trách nhiệm tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mà nông dân chiếm đa số.

Từ ngày 17-6 dến ngày 8-7-1924, Đaị hội V Quốc tế Cộng sản họp trong điện Kremli, có 504 đại biểu cảu 49 Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân và 10 tổ chức quốc tế trên thế giới dự họp. Nguyễn Ái Quốc vinh dự được là đại biểu dự Đại hội. Đây là lần đầu tiên Đai hội Quốc tế Cộng sản có đại biểu là người Đông Dương và cũng là đại biểu cho các nước thuộc địa của đế quốc Pháp. Tại Đại hội này, Người đã chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị, sự vững vàng trong lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa,. Người xứng đáng là đại biểu cho nhân dân các nước thuộc địa, đấu tranh kiên quyết cho quyền lợi và con đường giải phóng của các dân tộc bị áp bức.

Sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới, cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng với một số thanh niên mới từ nước sang, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt (6-1925).

Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt nam trở thành những cán bộ cách mạng. Dưới hình thức những lớp bồi dưỡng nhỏ, hân tán, Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu với anh em về Cách mạng Tháng Mười Nga, về Quốc tế Cộng sản, về chủ nghĩa xã hội khoa học, về học thuyết Mác-Lênin. Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan tuyên truyền của hội.

Tác dụng của lớp học đầu tiên này đối với số thanh niên đang khát khao lý tưởng thật là to lớn. Kết luận mà Nguyễn Ái Quốc rút ra cho các học trò của Người là muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải dựa vào quần chúng nhân dân, nhất là công nhân, nông dân, phải có một Đảng tiên phong theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Với lý luận sắc bén, kinh nghiệm phong phú, tác phong cởi mở, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ cho số thanh niên yêu nước và đưa họ đến với chân lý cách mạng. Các bài giảng của Người sau này dược tập hợp lại và in thành sách "Đường Kách mệnh" (đầu năm 1927).

Từ ngày 6-1929 đấn đầu năm 1930, tại Việt Nam liên tiếp ra đời 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng (17-6-1929), An Nam cộng sản Đảng ( tháng 10-1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (đầu năm 1930). Ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động không thống nhất với nhau đã làm suy yếu sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức, làm giảm sức mạnh của phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Biết được điều đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Sau 5 ngày làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, hội nghị đã hoàn toàn nhất trí tán thành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua những văn kiện chính thức của Đảng: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Những văn kiện này được Hội nghị thông qua được xem như là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Sau hội nghị hợp nhất, Đông Dương cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (24-2-1930)

Ngày 28-1-1941, một đoàn gồm 6 người từ Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng Đông, Trung Quốc) băng rừng lội suối về    phía biên giới Việt-Trung. Xế chiều, đoàn người về đến bên cột mốc 108, thuộc xã Trường Hà, huyện hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong đoàn người đó có Nguyễn Ái Quốc, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước,từ bến cảng Nhà Rồng, qua nhiều nước trên thế giới, chịu cái giá lạnh của các nước Châu Âu, bị bỏ tù,… Nhưng bây giờ Người đã về đây. Chỗ ở của Người khi về nước là một hang đá - Hang Cốc Bó, nằm sau làng ác Bó 500m. Cuộc sống vất vả, gian khổ nhưng Người vẫn giữ được tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

                                                                      (Trích "Tức cảnh Pác Bó")

Sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chủ trì hội nghị lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị diễn ra từ ngày 10 đến 19 tháng 5 năm 1941, tại khu rừng Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng.

• Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

• Tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo", giảm tô, giảm tức …

• Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

• Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

• Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

• Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Bước sang đầu năm 1944, tình hình nước ta và thế giới chuyển biến có lợi cho cách mạng. Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân "sắm vũ khí đuổi thù chung". Tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: "Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt…Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh."

Sau đó, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (22-12-1944). Đội đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở hay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm ĐứcÝNhật đánhlạiphe ĐồngMinh gồm AnhPhápLiên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ haiChính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu ÂuNhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quân và không quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh).

Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp như Khởi nghĩa Nam KỳKhởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.

Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tênViệt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.

Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).

Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.

Tại Châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.

Trước tình hình đó Nhật bàn giao cho Khâm sai Bắc Kỳ Phan Kế Toại bộ máy hành chính địa phương, sở Bảo An, Sở Mật thám trung ương, sở Kiểm duyệt và một số công sở khác. Nhật chỉ giữ quyền kiểm soát Ngân hàng Đông Dương và Phủ Toàn quyền. Đầu tháng 8/1945, cán bộ Việt Minh Đoàn Xuân Tín được giao nhiệm vụ gặp Phan Kế Toại để nắm bắt tư tưởng và vận động ông ủng hộ Việt Minh, đồng thời thăm dò thái độ của chính phủ Trần Trọng Kim Sau đó Khâm sai Phan Kế Toại gặp Nguyễn Khang, người do Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.

Chỉ thị của Hồ Chí Minh về tổng khởi nghĩa

Khi nhận chức, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn lực lượng quân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.

Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 dưới chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh (chủ tọa), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên nhiều nơi nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Một đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận vào Huế, và Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.

Ngày 14-8 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình...

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!

Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh đã trở thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8 khởi nghĩa giành thắng lợi. Chỉ đạo khởi nghĩa có Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh).

Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.

Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Sau khi Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.

Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền.

Bên cạnh sức ép quá lớn, sự mê tín cũng đóng vai trò quan trọng trong những giờ phút quyết định. Đại thần Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh". Vị thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu đã không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920, người ta lại giải thích vị thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc, cùng quê ở Nam Đàn (Nghệ An). Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng. Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc.

Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố "muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".

Sau đó công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam,Hồ Chí Minh được 98% ủng hộ

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc... Bài báo không nhắc đến Đảng cộng sản.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòaĐảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, quyền và bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền hoạt động công khai.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta không những trở thành một nước độc lập, tự do mà còn trở thành một trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Đây là lần đâu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc". 

Như vậy, từ năm 1920-1945, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã dóng một vai trò quan trọng hết sức đối với cách mạng Việt Nam cũng như thắng lợi tại cách mạng Tháng Tám.

Có thể nói rằng công lao lớn nhất của Người:

  • Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
    - Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cách mạng tháng Tám 1945 thành công làm cơ sở cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta giành thắng lợi .
    Điều đó đã góp phần không nhỏ cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và những thắng lợi sau này. Bác Hồ mãi mãi là vị lãnh tụ vĩ đại và cao quý trong lòng mọi người con Việt Nam.

"Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giú đồng bào chúng ta".